Từ năm 2019 đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã tổ chức chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí cho trên 1.600 t.rẻ e.m tại các trường học và khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
Qua đó đã có nhiều bệnh nhi được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý tim bẩm sinh, góp phần mang lại trái tim khỏe mạnh cho các em.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh khám sàng lọc tim miễn phí cho t.rẻ e.m xã Đồng Lâm, TP Hạ Long.
Đầu tháng 11/2020, chúng tôi có dịp tham gia chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh cho t.rẻ e.m trên địa bàn xã Đồng Lâm, TP Hạ Long. Có mặt từ rất sớm, chị Hoàng Thị Lụa, mẹ cháu Triệu Như Q. (thôn Đồng Quặng, xã Đồng Lâm) đưa cô con gái nhỏ đến khám bệnh.
“Khi Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tổ chức khám cho trẻ, chúng tôi dù bận mấy cũng vẫn cố gắng sắp xếp để đưa con đi khám”, chị Lụa chia sẻ. Cùng với chị Lụa, hơn 200 phụ huynh khác cũng đã đưa con em của mình đến khám sàng lọc tim bẩm sinh. Qua đó, các bác sĩ đã phát hiện một vài trường hợp có biểu hiện bệnh lý tim mạch và được hẹn tái khám tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Trực tiếp tham gia chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh lần này, bác sĩ Trịnh Trương Tuyên, Phó Khoa Ngoại – Tim mạch, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết: Từ năm 2018, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã phát triển chuyên khoa tim mạch nhi. Để kịp thời phát hiện, điều trị cho bệnh nhi chẳng may mắc tim bẩm sinh chưa được phát hiện, chúng tôi đã tham mưu với lãnh đạo bệnh viện thực hiện chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh tại cộng đồng.
Đối với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh tim, Bệnh viện cũng có nhiều chính sách hỗ trợ để được phẫu thuật miễn phí tại đơn vị cũng như các bệnh viện, trung tâm tim mạch hàng đầu tại Việt Nam.
200 t.rẻ e.m được bố mẹ đưa đến khám sàng lọc tim bẩm sinh.
Theo chia sẻ của bác sĩ Tuyên, bệnh tim bẩm sinh t.rẻ e.m là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Do cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến chức năng và hoạt động của tim bị ảnh hưởng, tuần hoàn m.áu trong cơ thể hoạt động bất thường. Đây cũng là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh.
Có 2 nhóm bệnh tim bẩm sinh, đó là nhóm tim bẩm sinh sớm như môi, da tím tái thì được phát hiện sớm hơn và nhóm môi không tím tái với biểu hiện như quấy khóc, vã mồ hôi, chậm lớn, trẻ phát triển bình thường, chỉ khi nào đi khám mới phát hiện bị mắc bệnh tim. Theo nghiên cứu, tim bẩm sinh có thể do một số nguyên nhân như di truyền, nhiễm độc thai, mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai. Tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh từ 0,8-1%. Bệnh tim có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu chúng ta chậm trễ trong chẩn đoán và chuyển trẻ đến các trung tâm tim mạch có kinh nghiệm để điều trị. Vì thế, việc sàng lọc tim cho trẻ là rất cần thiết.
Các bác sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai nên đi khám sàng lọc tim cho con từ khi còn trong bụng mẹ, giai đoạn bào thai từ tuần thứ 14 hoặc sớm ngay sau sinh. Chẩn đoán sớm trong giai đoạn bào thai giúp can thiệp bệnh tim nếu được, hoặc có quyết định đình chỉ thai kỳ sớm đối với những bệnh tim quá phức tạp. Tuy nhiên, do sự hình thành cấu trúc tim còn thay đổi theo t.uổi thai nên một số bệnh tim bẩm sinh nhẹ có thể bị bỏ sót, hoặc giảm nhẹ, tự mất đi khi bé sinh ra đời. Vì vậy cần phải siêu âm tim sau sinh để chắc chắn trong việc chẩn đoán.
Theo bác sĩ, trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách vẫn có thể phát triển bình thường. Thông thường, có 3 phương pháp điều trị đó là sử dụng thuốc đặc trị, can thiệp tim mạch (thông tim) và phẫu thuật tim.
Với các trường hợp đã mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ khuyến cáo cần tiêm vắc xin đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ, giúp trẻ phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh để chủ động phòng tránh. Hầu hết trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh có thể sinh hoạt và tham gia các hoạt động vui chơi bình thường. Tuy nhiên, các môn hoạt động mạnh hoặc thi đấu đối kháng không phù hợp với trẻ bị bệnh. Những hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông… sẽ giúp trẻ năng động và khỏe mạnh hơn.
3 tháng chiến đấu giành sự sống của bé sinh non nặng 800g kèm bệnh tim bẩm sinh chỉ có vài % cơ hội sống
“Với những trường hợp sinh non cân nặng 800g, số trẻ sống chỉ là 30% nếu không kèm bất kỳ bệnh lý bẩm sinh nào khác. Với trường hợp bé mắc tim bẩm sinh, cơ hội sống là rất thấp”, bác sĩ Trịnh Trương Tuyên chia sẻ.
Ngày 30/4, bác sĩ Trịnh Trương Tuyên (Trung tâm Tim mạch, BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, sau 3 tháng chiến đấu, BV đã nuôi sống bé sinh non nặng 800g.
Theo bác sĩ Tuyên, bé được sinh ra bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, sản phụ sinh non, nên khi sinh, bé chỉ nặng 800g. Tuy nhiên, sau đó, các bác sĩ phát hiện bé bị dị tật tim bẩm sinh còn ống động mạch lớn. Lúc này, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào máy thở và dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch với sự chăm sóc toàn diện của Khoa Sơ Sinh. “Với những trường hợp sinh non cân nặng 800g, số trẻ sống chỉ là 30% nếu không kèm bất kỳ bệnh lý bẩm sinh nào khác. Với trường hợp bé mắc tim bẩm sinh, cơ hội sống là rất thấp”, bác sĩ Tuyên chia sẻ.
Sau sinh, bé thường xuyên phải thở máy
Cũng theo bác sĩ Tuyên, sau đợt đóng ống động mạch bằng thuốc không có kết quả, thông số máy thở phải hỗ trợ hô hấp tăng lên. Cơ thể cực non yếu nhưng phẫu thuật là giải pháp bắt buộc và là cơ hội duy nhất để cứu sống bé. Bởi lúc này, cơ hội sống của bé chỉ còn vài %.
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bé
Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của các y bác sĩ, ca phẫu thuật đã thành công. Trái tim của bé đã trở về bình thường, lần đầu tiên trong đời em có thể tự thở mà không cần máy thở.
Sau phẫu thuật, bé tăng cân nhanh chóng. Chỉ 2 tuần sau phẫu thuật, bé đã nặng 1,1 kg. Thời gian sau đó, các bác sĩ tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc bé trong lồng kính để chức năng của các cơ quan được chăm sóc trưởng thành.
Sau 3 tháng chiến đấu, sức khỏe bé đã bình thường nên được xuất viện
Sau 3 tháng chiến đấu nay em đã tự thở, tự biết bú, cân nặng đạt 2,5 kg.
Sau khi được làm các xét nghiệm, các bác sĩ xác định sức khỏe của bé đã bình thường nên đủ điều kiện xuất viện. Đến nay, bé đã được trở về với gia đình.