Uống sữa này sai cách đã khiến b.é g.ái 4 t.uổi qua đời.
Trời trở lạnh, những ly sữa đậu nành nóng hổi, thơm ngon, bổ dưỡng là thức uống không thể thiếu trong bữa sáng của các bé. Chị Vương thường tự làm sữa đậu nành cho con tại nhà.
Con đi học muộn nên để tiết kiệm thời gian, chị Vương liền tắt bếp, cho con uống sữa đậu nành ngay khi sữa sôi. Đến trường chưa được bao lâu thì bé khó thở, sau đó đau quặn bụng. Giáo viên nghĩ rằng bé chỉ mệt nên chỉ để bé nằm nghỉ và không đưa đi khám ngay. Nhưng tình trạng thể chất của bé ngày càng tệ hơn, bắt đầu nôn mửa và sốc. Cô giáo vội vàng đưa con trai chị Vương đi bác sĩ để cấp cứu nhưng không may đã quá muộn. Sau khi cấp cứu, bé không qua khỏi.
Vụ ngộ độc sữa đậu nành như vậy không phải là một trường hợp duy nhất. Một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể đã xảy ra ở một trường tiểu học ở thành phố Chiêu Khánh (Trung Quốc). Khoảng 9 giờ sáng, học sinh ăn bánh mì và uống sữa đậu nành tại trường. Đến 11 giờ, một số học sinh bắt đầu cảm thấy không khỏe, bị nhức đầu, sốt, đau bụng và nôn mửa.
Nhà trường đã ngay lập tức đưa các học sinh bị ngộ độc đi bệnh viện điều trị. Sau khi điều tra, cơ quan phát hiện ra thiết bị nấu sữa đậu nành không được trang bị nhiệt kế khiến học sinh phải uống sữa đậu chưa đun sôi kĩ.
Sữa đậu nành dù ngon đến mấy cũng phải đun sôi khi nấu, nếu không thức uống thơm ngon bổ dưỡng sẽ trở thành “sát thủ” gây ngộ độc. Sữa đậu nành không được nấu chín hoàn toàn có thể gây ngộ độc, nôn mửa và đau bụng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa saponin, chất ức chế trypsin và các chất độc hại khác. Nếu ăn phải các chất độc hại này sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc, rất nguy hiểm.
Trong đó, saponin là chất gây tan m.áu, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn, chướng bụng, chóng mặt và các triệu chứng ngộ độc khác, thậm chí gây mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Chất ức chế trypsin có thể làm giảm khả năng tiêu hóa protein của dịch vị, gây hại cho cơ thể con người. Tỷ lệ bất hoạt của chất ức chế trypsin trong sữa đậu nành chưa chín kỹ là 40%, không đạt yêu cầu tỷ lệ bất hoạt là 100% nên không an toàn.
Saponin là một chất kháng dinh dưỡng, có thể phá hủy hồng cầu và có tác dụng kích thích dạ dày rất mạnh. Ngộ độc saponin có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và nôn, tê bì chân tay.
Chức năng gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng giải độc tố xâm nhập cơ thể thấp. Ngoài ra, cơ chế bảo vệ và sức đề kháng của cơ thể của trẻ kém hơn người lớn.
Một khi bị ngộ độc, các triệu chứng bệnh nặng và trầm trọng hơn so với người lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, thậm chí gây t.ử v.ong. Vì vậy trẻ nên uống sữa đậu nành được đun sôi hoàn toàn.
Mọi người đều bị đ.ánh lừa bởi hiện tượng “sôi giả” của sữa đậu nành. Khi sữa đậu nành tươi được đun sôi đến 80C – 90C, saponin sẽ nở ra do nhiệt và một lượng lớn bọt trắng sẽ xuất hiện. Nhiều người nhìn thấy vậy tưởng sữa đậu nành là đã sôi, chín. Nhưng đây là hiện tượng “sôi giả” của sữa đậu nành.
Nhưng thực tế, nhiệt độ lúc này không thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại trong sữa đậu nành. Nếu lúc này không đun và uống sữa đậu nành sẽ gây ngộ độc.
Để sữa đậu nành sôi thực sự, bạn cần tiếp tục đun sữa đậu nành trong 5 phút sau khi sữa đã sôi cho đến khi hết bọt và sôi kỹ thì mới có thể uống được.
Lưu ý:
Thời gian ủ bệnh ngộ độc sữa đậu nành rất ngắn thường trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Nếu có triệu chứng nhẹ thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên những người có biểu hiện nặng hoặc t.rẻ e.m nên đến bệnh viện kịp thời.
Dấu hiệu đau phổ biến này có thể cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm
Thỉnh thoảng đau nhức lưng, người phụ nữ (Quảng Ninh) nghĩ bình thường. Đến khi đau bụng quặn phải đi khám thì bà được chẩn đoán mắc một thể ung thư thận hiếm gặp, khối u có kích thước 7cm.
Khoa Ngoại thận-Tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới tiếp nhận một trường hợp mắc một thể ung thư thận hiếm gặp- ung thư tế bào biểu mô thận kỵ màu
Bệnh nhân H. T. N cho biết từ nhỏ thỉnh thoảng bà có hiện tượng đau nhức lưng. Cứ 2, 3 năm hoặc vài tháng để ý thấy đau một đợt. Gần đây, bà xuất hiện đau bụng quặn phải, không đau lan, kèm theo mệt mỏi.
Bệnh nhân đã đi soi dạ dày, siêu âm ổ bụng tại cơ sở y tế tuyến trước. Kết quả chụp CT ổ bụng cho thấy hình ảnh khối u thận phải kích thước khoảng 7cm, bà được chuyển Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí điều trị.
Bác sĩ khám lại cho bệnh nhân sau ca mổ cắt toàn bộ một bên thận.
Tại bệnh viện, sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thận phải và có chỉ định phẫu thuật cắt thận phải toàn bộ. Các bác sĩ đã cắt bỏ thận phải và phát hiện khối u kích thước 7 cm tại cực dưới thận, ranh giới rõ, chưa vượt qua bao thận. Khối u cắt bỏ được chuyển làm xét nghiệm giải phẫu bệnh cho kết quả u tế bào biểu mô thận kỵ màu.
U tế bào biểu mô thận kỵ màu là một trong những thể hiếm gặp, chiếm 5% trong các loại u tế bào biểu mô thận.
Dấu hiệu ung thư thận
Thận là cơ quan bài tiết của cơ thể có vai trò chính trong việc lọc m.áu và tạo ra nước tiểu, giúp cơ thể loại bỏ chất thải ra bên ngoài. Thận thường có hai cơ quan nằm ngay phía sau các cơ quan bụng, mỗi một quả thận nằm ở một bên của cột sống.
Ung thư thận, trong đó có ung thư tế bào biểu mô thận làm rối loạn chức năng của thận gây trở ngại cho quá trình bài tiết của cơ thể.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng với những biểu hiện như đau lưng, đau bên hông, tụt cân hoặc chán ăn, sốt và đổ mồ hôi đêm… Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, viêm dạ dày…
Bệnh có thể diễn biến tiềm tàng và khi có các triệu chứng điển hình thì thường đã ở giai đoạn muộn.
Các triệu chứng cơ năng thường gặp của ung thư thận bao gồm:
– Đái m.áu: là triệu chứng hay gặp chiếm 80% trường hợp, có thể tự hết rồi tái phát, không sốt.
– Đau tức thắt lưng: thường người bệnh có cảm giác đau tức âm ỉ thắt lưng do u làm căng bao thận.
– Khối thắt lưng: thường khám thấy dấu hiệu chạm thắt lưng khi khối u thận to.
Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện của các hội chứng cận ung thư như sốt kéo dài, gầy sút, đa hồng cầu, tăng huyết áp, tăng canxi m.áu…
Đối với ung thư tế bào biểu mô thận nói chung phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp chính. Việc cắt thận bán phần hay cắt thận toàn bộ tùy theo giai đoạn của ung thư. Trong đó cắt thận bán phần khi người bệnh chỉ có một thận hoặc khối u thận còn nhỏ, đường kính dưới 4cm.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần duy trì chế độ ăn uống ngủ nghỉ, sinh hoạt khoa học, điều độ. Vận động cơ thể thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch cho cơ thể… Ngoài ra cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể đ.ánh giá, kiểm soát sức khỏe cá nhân tốt hơn. Nếu thấy lo lắng về các triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc ung thư thận, việc trao đổi với bác sĩ để có những phương pháp chẩn đoán cũng như tư vấn phù hợp là rất cần thiết.