Có người bỏ qua triệu chứng đổ mồ hôi nhiều trong nhiều tháng, nhiều năm và đôi khi hàng thập kỷ. Đó là một ý tưởng tồi vì nhiều lý do.
Bạn có đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác không? Chạy trên máy 5 phút có khiến bạn ướt sũng không? Bạn có ra mồ hôi tay nhiều không?
Đổ mồ hôi quá nhiều là một rắc rối trong cuộc sống thường ngày. Và đôi khi, đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý, theo Web MD.
Cụ thể, đổ mồ hôi nhiều, còn gọi là chứng tăng tiết mồ hôi, có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường hoặc n.hiễm t.rùng. Đổ mồ hôi quá nhiều cũng phổ biến hơn ở những người thừa cân.
Tin tốt là hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều đều vô hại. Nếu bạn lo lắng về lượng mồ hôi của mình, dưới đây là thông tin giúp bạn quyết định xem bạn có nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán y tế hay không.
Thế nào là đổ mồ hôi nhiều?
Đôi khi, đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý
Nếu bạn làm việc nặng ngoài trời và đổ mồ hôi nhiều hơn người khác, đó thường không phải là dấu hiệu của vấn đề. Đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường khi cơ thể làm việc nhiều hơn và cần tự hạ nhiệt.
Bác sĩ Dee Anna Glaser, phó chủ tịch khoa da liễu tại Đại học St. Louis (Mỹ) kiêm chủ tịch Hiệp hội chứng tăng tiết mồ hôi quốc tế, nói với Web MD: “Có sự khác nhau tự nhiên trong cách mọi người đổ mồ hôi, cũng như có sự khác nhau trong các chức năng khác của cơ thể. Một số người dễ đổ mồ hôi hơn người khác”.
Đổ mồ hôi quá nhiều là khi việc đổ mồ hôi vượt quá nhu cầu bình thường của cơ thể. Nếu bạn bị chứng tăng tiết mồ hôi, bạn có thể đổ mồ hôi rất nhiều mà không có lý do.
Bác sĩ Glaser giải thích: “Khi trời mát, bạn không lo lắng và không bị sốt, và bạn chỉ đang ngồi xem phim với gia đình, nếu bạn toát mồ hôi nhễ nhại, điều đó không bình thường”.
Có 2 dạng cơ bản của chứng tăng tiết mồ hôi: tăng tiết mồ hôi cục bộ và tăng tiết mồ hôi toàn thân.
Tăng tiết mồ hôi cục bộ thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên và không gây bệnh. Về cơ bản, nó chỉ khiến bạn đổ mồ hôi quá mức. Mặc dù đây là một tình trạng y tế, nó không phải dấu hiệu của bệnh. Những người bị tăng tiết mồ hôi cục bộ đều khỏe mạnh.
Tăng tiết mồ hôi cục bộ có thể xảy ra ở bàn tay, bàn chân.
Các triệu chứng của tăng tiết mồ hôi cục bộ khá cụ thể. Nó chỉ ảnh hưởng đến các bộ phận cụ thể như dưới cánh tay, bẹn, đầu, mặt, bàn tay hoặc bàn chân.
Dạng tăng tiết mồ hôi ít phổ biến hơn là tăng tiết mồ hôi toàn thân. Nó cũng nghiêm trọng hơn về mặt y tế. Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh tiềm ẩn.
Đổ mồ hôi nhiều: Có thể là dấu hiệu bệnh lý
Các chuyên gia nói rằng nhiều người chưa thực sự nghiêm túc khi nói đến chứng đổ mồ hôi nhiều. Nhiều người bỏ qua các triệu chứng của họ trong nhiều tháng, nhiều năm và đôi khi hàng thập kỷ. Đó là một ý tưởng tồi vì một vài lý do sau.
Trước hết, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Bác sĩ Glaser nói: “Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Được chẩn đoán và điều trị sớm thực sự có thể tạo ra sự khác biệt”.
Thứ hai, ngay cả khi đổ mồ hôi quá nhiều không phải là dấu hiệu của vấn đề y tế nghiêm trọng, việc nhận được sự trợ giúp của chuyên gia có thể rất cần thiết.
Glaser giải thích: “Rất nhiều người không nhận ra tác động của các triệu chứng họ đang gặp phải. Ở trường trung học, họ che mình trong nhiều lớp quần áo và tránh các buổi khiêu vũ ở trường. Khi trưởng thành, họ né tránh hẹn hò hoặc giao lưu sau giờ làm việc. Theo thời gian, họ tạo ra rào cản giữa mình và người khác. Nhưng với điều trị, tất cả có thể thay đổi”.
Nhiều người bỏ qua các triệu chứng đổ mồ hôi trong nhiều tháng, nhiều năm và đôi khi hàng thập kỷ.
Theo Glaser, một loạt các yếu tố có thể gây ra mồ hôi quá nhiều, bao gồm cả các tình trạng bệnh lý và sử dụng thuốc.
Ví dụ:
– Hội chứng Frey là tình trạng đổ mồ hôi một bên mặt khi ăn một số loại thực phẩm. Nó xảy ra sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương gần tuyến sản xuất nước bọt.
– Thuốc điều trị các vấn đề nội tiết, bệnh tiểu đường và bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ra đổ mồ hôi nhiều. Một số loại thuốc cao huyết áp, chống trầm cảm cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều.
– Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng, một số bệnh ung thư, bệnh tim hoặc phổi, mãn kinh và đôi khi thậm chí là đột quỵ.
Đổ mồ hôi nhiều: Khi nào nên gặp bác sĩ?
Đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng, một số bệnh
Bạn có nên đi khám bác sĩ về tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều của mình? Câu trả lời là có nếu bạn có các triệu chứng sau:
Đổ mồ hôi ban đêm: bạn thức dậy với mồ hôi lạnh trên người hoặc bạn thấy vỏ gối và ga trải giường của mình bị ướt mồ hôi vào buổi sáng.
Đổ mồ hôi toàn thân: nếu bạn đang toát mồ hôi khắp cơ thể, không chỉ ở đầu, mặt, nách, bẹn, tay hoặc chân.
Đổ mồ hôi không đối xứng: nếu bạn chỉ đổ mồ hôi ở một bên của cơ thể, chẳng hạn như một bên nách.
Thay đổi đột ngột: nếu tình trạng đổ mồ hôi của bạn đột ngột tồi tệ hơn.
Khởi phát muộn: nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều bắt đầu từ độ t.uổi trung niên trở lên. Chứng đổ mồ hôi cục bộ thường bắt đầu ở thanh thiếu niên và thanh niên.
Các triệu chứng sau khi thay đổi thuốc: nếu một đợt đổ mồ hôi nhiều bắt đầu sau khi bạn bắt đầu dùng loại thuốc mới.
Đổ mồ hôi kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, mất ngủ, tăng cảm giác khát, đi tiểu nhiều lần hơn, ho.
Ngay cả khi bạn không có những triệu chứng này, nếu đổ mồ hôi nhiều cản trở cuộc sống của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn, tại sao không giảm cân?
Bạn ăn uống đúng cách và tập thể dục ít nhất 4 lần một tuần nhưng vẫn không có kết quả trong việc giảm cân?
Bạn tập luyện chăm chỉ và ăn uống lành mạnh cả tuần, nhưng cuối tuần thường bị phá hỏng bởi đồ uống và đồ ăn vặt không giới hạn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Rất nhiều người cũng giống như bạn. Vậy tại sao bạn không thể giảm cân?
Tổ chức sức khỏe của Úc – The Healthy Mummy – nêu ra những lý do tại sao bạn không thể giảm cân, theo News.com.au.
1. Quá lạm dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe
Chỉ vì nó tốt cho sức khỏe, không có nghĩa là ăn bao nhiêu cũng được. Mọi thứ đều nên trong tầm kiểm soát.
Trong khi những thứ như dầu ô liu, các loại hạt, gạo lứt, bánh mì làm từ bột nguyên cám và trái bơ đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng đều chứa một lượng calo nhất định.
Vì nghĩ rằng nó rất tốt cho sức khỏe, nên có thể bạn đã ăn rất nhiều.
Đừng như vậy, hãy ăn chỉ một lượng vừa phải, dù chúng tốt cho sức khỏe, tổ chức này giải thích.
2. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể làm mất đi lợi ích của việc ăn kiêng, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh.
Nghiên cứu này cho thấy những người thường xuyên ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng thừa cân và béo phì hơn những người ngủ nhiều hơn.
Và theo The Healthy Mummy, phụ nữ nếu ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có khả năng tăng cân nhiều hơn 32% so với ngủ ít nhất 7 giờ một đêm.
3. Ăn vặt cả ngày
Ăn vặt theo thói quen, cho dù các thực phẩm lành mạnh như các loại hạt, chúng có thể cung cấp thêm hơn 1.000 calo mỗi ngày mà bạn không hay biết.
Nếu cảm thấy đói, hãy uống một ly nước lớn, theo News.com.au.
4. Tăng cơ
Một số người bị sốc khi bị tăng cân, nhưng thực tế là tăng khối lượng cơ bắp.
Vì cơ bắp nặng hơn mỡ, nên khi tăng cơ và giảm mỡ, trọng lượng cơ thể tăng theo.
5. Ăn thoải mái vào cuối tuần
Bạn tập luyện chăm chỉ và ăn uống lành mạnh cả tuần, nhưng cuối tuần thường bị phá hỏng bởi đồ uống và đồ ăn vặt không giới hạn. Tất cả những lượng nhỏ này cộng lại sẽ thành lớn. Hãy đừng để cuối tuần phá hỏng công sức cả tuần của bạn, theo News.com.au.
6. Tự thưởng bằng thực phẩm
Như tổ chức The Healthy Mummy cho biết, chỉ vì bạn tập thể dục chăm chỉ, không có nghĩa là bạn cho phép bản thân ăn uống thoải mái.
Sai lầm phổ biến là bạn tự thưởng cho mình lượng calo còn nhiều hơn lượng calo mất đi do tập thể dục.
7. Quá căng thẳng
Sự gia tăng của hoóc môn căng thẳng cortisol đóng vai trò trong sự phát triển của béo phì.
Hoóc môn cortisol gây ra sự phân phối lại mô mỡ trắng đến vùng bụng, và làm tăng sự thèm ăn.
Hãy thử đảm bảo ngủ đủ, nghỉ ngơi và thư giãn.
8. Một số bệnh làm tăng cân
Tổ chức sức khỏe này cho biết một số bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cân nặng.
Suy tuyến giáp có thể làm giảm quá trình trao đổi chất và có thể dẫn đến tăng cân.
Một số loại thuốc như tránh thai hoặc mãn kinh, steroid uống, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tiểu đường và thuốc chống loạn thần, có tác dụng phụ làm tăng cân, theo News.com.au.
Thiên Lan