Trầm cảm t.uổi học trò, câu chuyện bi kịch của một n.am s.inh 13 ở Phú Nhuận

N.am s.inh 13 t.uổi, học lớp 8 rơi từ tầng 3 ở một trường học ở quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh có hoàn cảnh gia đình hết sức éo le.

Đó là trường hợp em n.am s.inh P.T.D. (13 t.uổi, học sinh lớp 8 của một trường trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh). Sự cố này vừa xảy ra vào sáng ngày 10/11/2020 vừa qua tại sân trường.

Theo đó, vào khoảng 8h, n.am s.inh này bất ngờ trèo qua lan can và rơi từ lầu 3 xuống sân trường.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam vào ngày 12/11, hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước đó em học ở ngoài Bắc, có hoàn cảnh hết sức éo le, ở với bố và ông nội, mẹ đi xuất khẩu lao động.

Sau khi bị bố la rầy nhiều lần, em được người bà con giàm hộ, đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh nuôi, làm đơn xin học về quận Phú Nhuận.

tram cam tuoi hoc tro cau chuyen bi kich cua mot nam sinh 13 o phu nhuan 6f4 5379628

Ngôi trường ở quận Phú Nhuận, nơi xảy ra sự việc (ảnh: P.L)

Từ năm học lớp 7, em chuyển học từ ngoài Bắc vào quận Phú Nhuận, đã được nhà trường tiếp nhận, nhà trường và mọi người đã quan tâm, chăm sóc và để ý khá kỹ em.

Có một lần, giáo viên đã phát hiện em n.am s.inh này dùng compa rọc tay của mình. Trường cũng đã sinh hoạt, trao đổi với người giám hộ của em. Kể từ đó thì em học rất ổn, ngoan, diễn biến tâm lý không có vấn đề gì.

Năm nay em lên lớp 8, từ đầu năm đến giờ học rất ổn, thì đột nhiên xảy ra sự cố.

Cách đây ít ngày, vào giờ chơi, các bạn thấy em n.am s.inh này trèo qua lan can, và bị phát hiện.

Thầy cô có hỏi tại sao lại làm như vậy, thì em học sinh nói là bạn khích nên mới làm, nhưng tìm mãi thì không ra học sinh nhận đã khích em làm việc nói trên.

Nhà trường đã mời người giám hộ của em vào trường làm việc, nhưng về tới nhà, em học sinh lại bị tra khảo do bị chọc ghẹo.

Tới ngày 9/11, người giám hộ làm việc với em rất căng thẳng, dứt khoát yêu cầu em n.am s.inh này phải nói ra là ai đã chọc ghẹo mình. Sang ngày 10/11, sáng thì em vẫn đi học bình thường. Không ai biết được nội tâm của em học sinh này như thế.

Khoảng 8h sáng cùng ngày, mẹ nuôi của em (người giám hộ) tới trường, đề nghị kêu em học sinh này xuống trường, dứt khoát muốn tìm ra học sinh chọc ghẹo em hôm trước. Biết tin mẹ nuôi vào, em này đã leo từ lan can, rơi thẳng đứng từ lầu 3 của trường xuống.

Thấy học sinh nguy kịch, nhà trường gồm thầy cô, giám thị, nhân viên y tế đã đưa em vào ngay Bệnh viện nhân dân Gia Định điều trị, có mẹ nuôi em đi theo.

Các bác sĩ ở đây chẩn đoán em bị gãy xương chân, có dấu hiệu tổn thương đốt sống cổ. Em được điều trị, rồi chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng 2. Nhà trường có hỗ trợ các chi phí viện phí, ăn uống.

Bệnh viện Nhi Đồng 2 thì chụp hình, nói em bị gãy xương ổng quyển, bể xương mắt cá, có hiện tượng tổn thương nội tạng, cần phải mổ.

Trường đã ngay lập tức họp lãnh đạo, giáo viên, Công an phường với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tìm hiểu sự việc.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận, phường cũng như thầy cô giáo của trường đã vào bệnh viện thăm, động viên, thăm hỏi và có những động thái tích cực hỗ trợ cho em điều trị.

Nhà trường đã báo cáo vụ việc lên quận, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về sự việc này.

Sau khi nghe câu chuyện này, Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An chia sẻ: Sự việc chọc ghẹo nhau cũng hay thường xảy ra đối với các bạn học sinh ở lứa t.uổi trung học cơ sở.

Chính vì nghĩ chọc nhau cho vui, nhưng lại là một nỗi đau về mặt tâm lý của người trong cuộc, nhiều khi đó là thiếu tôn trọng người lớn.

Độ t.uổi này thường hay quản lý, kiềm chế cảm xúc cũng chưa được tốt, khả năng hưng phấn lại cao, nên cũng hay xảy ra chuyện đáng tiếc, bộc phát bất ngờ là nhảy từ tầng 3, bất chấp nguy hiểm.

Do đó, bố mẹ khi ly hôn cần nghĩ đến trẻ, cần cả bố mẹ cùng dắt tay con trên đường đời, huống hồ chi trong câu chuyện này, cả bố và mẹ đều không ở với em học sinh nam nói trên.

“Cần phải chuẩn bị tâm lý, quan tâm đến con nhiều hơn, lường trước những vấn đề con có thể gặp phải trong hậu ly hôn”.

Những sự cố này chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của em.

Có thể hoặc các em sẽ bản lĩnh, cứng cáp hơn sau sự việc, nhưng cũng có thể các em sẽ coi đó là nỗi đau mà các em không thể chấp nhận được, ảnh hưởng đến tính cách và hành vi mà em sinh hoạt đối với những người xung quanh.

Thuốc ngừa thai không làm tăng nguy cơ trầm cảm

Nhiều phụ nữ lo ngại rằng, việc dùng thuốc ngừa thai sẽ làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe tâm thần như làm tăng nguy cơ trầm cảm… và từ bỏ hình thức kiểm soát sinh sản hiệu quả này.

thuoc ngua thai khong lam tang nguy co tram cam 477 5372648

Thế nhưng một nghiên cứu mới cho biết, thuốc viên và các dạng nội tiết tố khác kiểm soát sinh sản không làm tăng nguy cơ này.

Tiến sĩ Jessica Kiley, trưởng khoa sản và phụ khoa tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, ở Chicago, tác giả nghiên cứu cho biết, đây là một mối quan tâm rất phổ biến. Đối với một số bệnh nhân bị rối loạn lo âu, khi được thảo luận về tác dụng phụ tiềm ẩn của biện pháp tránh thai, họ rất lo lắng. Chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích phụ nữ tập trung vào nhu cầu tránh thai của họ và tìm hiểu về các lựa chọn không có khả năng gây trầm cảm.

Các biện pháp tránh thai nội tiết tố mà các tác giả đề cập tới bao gồm thuốc tránh thai, vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) và vòng â.m đ.ạo. Nghiên cứu, được công bố trực tuyến mới đây trên Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ , là một đ.ánh giá toàn diện về các nghiên cứu đã được công bố về các phương pháp kiểm soát sinh sản dành cho phụ nữ bị rối loạn tâm thần.

Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đối với phụ nữ bị rối loạn tâm thần đã phát hiện ra tỷ lệ tương tự về các triệu chứng tâm trạng ở phụ nữ bất kể họ có đang sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố hay không. Trong một số trường hợp, các biện pháp tránh thai thậm chí có thể ổn định các triệu chứng tâm trạng của phụ nữ bị rối loạn tâm thần. Và căng thẳng về thể chất và tinh thần khi mang thai ngoài ý muốn có thể gây ra một đợt trầm cảm mới và tái phát, bao gồm cả trầm cảm sau sinh. Các tác giả nghiên cứu cho biết.

Các tác giả hy vọng, những phát hiện này sẽ khuyến khích sự hợp tác nhiều hơn giữa bác sĩ phụ khoa và bác sĩ tâm thần, những người có thể làm việc cùng nhau để giúp đỡ những bệnh nhân chung của họ. Vì các bác sĩ tâm thần thường không được đào tạo đầy đủ về các biện pháp tránh thai để tư vấn đúng cách cho phụ nữ về các lựa chọn kiểm soát sinh sản của họ, và phụ nữ cũng nên được kiểm tra trầm cảm tại các cuộc hẹn khám phụ khoa định kỳ.

Điều quan trọng là phải có được cảm nhận cơ bản về sức khỏe tâm thần của phụ nữ trước khi sử dụng biện pháp tránh thai, vì vậy bác sĩ tâm thần có thể theo dõi các triệu chứng này sau khi bắt đầu sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ bị rối loạn lưỡng cực, những người có tâm trạng thay đổi thất thường xung quanh chu kỳ k.inh n.guyệt.

Mặc dù tương tác giữa thuốc điều trị tâm thần và thuốc tránh thai là không thường xuyên, nhưng các bác sĩ cần lưu ý những trường hợp ngoại lệ quan trọng. Những trường hợp ngoại lệ đó bao gồm thuốc chống loạn thần clozapine và carbamazepine thuốc chống động kinh / lưỡng cực, đôi khi có thể gây trở ngại cho một số biện pháp tránh thai. Các hợp chất tự nhiên như St. John’s Wort cũng có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai nội tiết tố. TS Katherine Wisner, giám đốc Trung tâm Asher về Nghiên cứu và Điều trị Rối loạn Trầm cảm nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *